THÀNH MÔN QUYẾT
Đàm Dưỡng Ngô giải thích trong Huyền Không bổn nghĩa câu của thanh nang áo ngữ:”bát quốc thành môn tỏa chánh khí”.
Bát quốc là ý nói cái tượng thể kín đáo, thành môn là nói cái chỗ thông khí, có kín đáo mà không có chỗ khuyết thông, thì âm dương bất phân, động tĩnh bất minh, nếu toàn trống trãi mà không kín đáo, thì khí tán mà không thâu.
Kinh thi nói:Cao sơn đảnh thượng không vô huyệt, vô thành vô môn bất kết huyệt
Lại nói ” Thừa phong thì tán, giới thủy thì dừng “
Trong đô thiên bảo chiếu kinh cũng nói đến thành môn : “Ngũ tinh nhứt quyết phi chân thuật. Thành môn nhứt quyết tối vi lương. Thức đắc ngũ tinh thành môn quyết. Lập trạch an phần đại cát xương”, bởi lẽ ấy “ thành môn quyết”là phần trọng yếu hạng nhất trong lý luận phong thủy.
Thành thị ngày xưa, chu vi bốn phía có những bức tường cao lớn vây quanh, ở đông – tây – nam – bắc các phương thiết lập các cửa thành để cho người xe ra vào, thành tường cao lớn 4 mặt 8 phương vây kín, nên khí của khu thành này tập trung lại, chỉ có cửa thành là có khí nhập xuất, động khí thông khí, chính là “bát quốc thành môn tỏa chính khí”. Vì vậy Huyền không bản nghĩa viết “Nói bát quốc, chính là nói hình tượng bao quanh, nói thành môn là nói nơi thông khí của cái nơi bao quanh đó, có vây kín mà không có nơi thông thì âm dương không định được, động tĩnh không định được, nếu toàn trống không mà không vây lại thì tất khí sẽ bị tản khó mà thu được”.
Về nguyên lý, ứng dụng thành môn quyết chính là đem thành môn đặt tại linh thần phương, tại vì thành môn là nơi động khí nên phải để ở linh thần phương thì mới cát, sau đó đem âm dương trạch thu cát khí của thành môn.
Trên phương diện ứng dụng phong thủy
• Trước tiên từ hình thể bên ngoài, chu vi hoàn cảnh để nhận định vị trí của thành môn, sau đó căn cứ phép tắc lý khí để phán đoán ảnh hưởng cát hung của thành môn, trong lúc phán đoán hoàn cảnh bên ngoài thành môn, có thể căn cứ vào các điểm sau đây:
1. Âm dương trạch 4 phía có sơn (hoặc các vật kiến trúc cao tầng) bao quanh, chỉ chổ nào độc có khuyết khẩu.
2. Bốn phía của âm dương trạch chỗ nào (phương nào) có đường thủy giao hội, có từ hai đường trở lên, hình thành một ngã ba thủy (tam xoa thủy).
3. Đường lộ trong thành thị hình thành các ngã ba, ngã tư, lộ khẩu.
4. Nơi uốn khúc của sông ngòi hoặc nơi uốn khúc của con đường, hai bên trái phải có đầm ao hoặc là nơi nước đọng lại.
Từ những vị trí đã được xác định mà ta có thể lập tọa hướng cho âm dương trạch.
• Thứ hai là xác định hướng linh thần để căn cứ từ đó mà lập hướng.
• Thứ ba là cần có đồng nguyên long mới tốt.
Mười sửu – Đức trọng